Ngày Giáng Sinh hàng năm, người dân tại thị trấn Santo Tomas, tỉnh Chumbivilcas, Peru tổ chức lễ hội mừng năm mới kỳ lạ có tên gọi là Lễ hội Takanakuy. Theo đó, Takanakuy có nghĩa là “khi máu sôi lên”. Trong lễ hội, tất cả mọi người sẽ đánh nhau để chào đón một năm mới, thậm chí với cả những người thân trong gia đình. Trước lễ hội vài ngày, mọi người sẽ uống rượu và nhảy múa trong các trang phục truyền thống. Sau đó thức dậy vào buổi sáng ngày Giáng Sinh để chuẩn bị tham gia trận chiến có một không hai.
Mục lục
Nam, nữ, già, trẻ, người thân quen, người trong gia đình đều tham gia lễ hội
Lễ hội địa phương thường niên có tên gọi Takanakuy. Tại đây, những người tham gia cùng nhau ẩu đả, giải quyết mọi mâu thuẫn trong năm cũ. Để bắt đầu một năm mới không hận thù. Thị trấn Santo Tomas nằm ở độ cao hơn 365 m so với mực nước biển. Nép mình ấm cúng trên dãy Andes thuộc địa phận Peru. Cư dân nơi đây lớn lên trong môi trường khắc nghiệt với các dốc đá cheo leo, gió bão, thức ăn khan hiếm. Chính điều đó đã tạo nên những con người kiên cường. Vươn lên sống mạnh mẽ giữa điều kiện thiên nhiên không thuận lợi.
Đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, tất cả chia ra thành từng cặp. Họ trao nhau những cái ôm thân thiện trước khi dốc toàn lực lao vào đánh nhau. Những trọng tài sẽ cầm roi kiểu La Mã để giữ cho trận đấu cân bằng. Không để một người quá thất thế và tránh việc cả đám đông xúm vào khi một người bị hạ gục.
Lực lượng cảnh sát ở Chumbivilcas, nơi được coi như thủ đô của Santo Tomas chỉ có 3 người. Hệ thống pháp luật chung của Peru không tồn tại ở khu vực hẻo lánh này. Bởi thế, những hiềm khích trong cuộc sống của người dân địa phương sẽ được “để dành” đến Lễ hội Takanakuy. Nơi người ta đánh nhau thoải mái trong vòng kiểm soát. Các loại hiềm khích nảy sinh từ việc tranh chấp tài sản, cướp người yêu, trộm cừu, say rượu gây gổ. Đều sẽ được giải quyết trong phạm vi các quy định của lễ hội.
Lễ hội đánh nhau để “xóa bỏ hận thù”
Hiềm khích cá nhân không phải là lý do duy nhất khiến mọi người tham gia vào các cuộc chiến trong lễ hội Takanakuy. Một số người muốn chứng minh sự can đảm và khả năng chiến đấu. Trong khi những người khác mong nhận được sự tôn trọng của cộng đồng. Hoặc đơn giản làm cho gia đình tự hào.
Những người này thường không bị ràng buộc bởi kết quả của trận đấu. Và hài lòng cả khi thắng hay thua. Mặc dù có tính chất bạo lực, lễ hội vẫn không kém phần vui tươi. Với âm nhạc, các điệu nhảy truyền thống sôi động và đồ uống có cồn.
Lễ hội có những quy định cụ thể như:
– Không cắn hoặc đạp đối thủ đã té ngã xuống đất
– Luôn tuân thủ hướng dẫn của trọng tài.
– Luôn có cảnh sát địa phương giám sát đề phòng trường hợp tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Nhiều người mang theo mặt nạ truyền thống đầy màu sắc, và mặc đồ thú nhồi bông nhằm dọa nạt đối thủ. Một số rời khỏi trường đấu với thương tích nhẹ. Nhưng không ai thấy tức tối vì biết rằng sẽ có cơ hội cho một trận tái đấu năm sau. Điều thú vị thể hiện tinh thần của Takanakuy là khi cuộc đấm đá chấm dứt. Hai bên bắt tay, ôm nhau và giảng hòa.
Nét đẹp truyền thống trong di sản văn hóa người dân Santo Tomas
Người dân thị trấn tin rằng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay là một cách để xóa bỏ hiềm khích trong năm cũ. Đồng thời thắt chặt tình đoàn kết trong năm mới. Mặc dù mang hơi hướng bạo lực, phong tục này luôn kết thúc trong sự hân hoan thân mật và đoàn kết giữa mọi người.
Lễ hội Takanakuy không thể hiện khuynh hướng bạo lực. Với người dân địa phương, đây là một nét đẹp truyền thống quan trọng trong di sản văn hóa của họ. Sau vài cú đánh, họ bỏ lại mọi hiềm khích phía sau để trở lại thành bạn tốt. Họ cho rằng, đây là cách đơn giản mà hiệu quả để gạt bỏ những năng lượng tiêu cực.
Mời độc giả xem thêm những bài viết trong mục:
Nguồn: vnexpress.net