Giống như ở Việt Nam, ngày Tết là một trong những ngày lễ truyền thống lớn nhất tại Trung Quốc. Vào những ngày nay, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục, tập quán rất thú vị được diễn ra. Người ta biết đến Tết Trung Quốc như một ngày lễ cổ truyền. Thường thì vào ngày này, mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau. Họ cùng nhau thực hiện một số việc để chuẩn bị cho Tết đến. Lâu dần, nó trở thành văn hóa người Hoa. Để tìm hiểu về văn hóa ngày Tết tại Trung Quốc, mời các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Dọn dẹp nhà cửa trước ngày 30 Tết
Trước ngày 30 Tết hằng năm, người Trung Quốc có truyền thống dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm để đón tết. Những món đồ cũ được bỏ đi, bụi bẩn được lau dọn tỉ mẩn với mong muốn rũ bỏ những điều xui xẻo trong năm cũ, đón chào những điều mới mẻ, tốt lành.
Trước dịp Tết, hầu hết mọi gia đình ở Trung Quốc đều dán hai câu đối được viết trên giấy màu đỏ dán trước cửa nhà. Phong tục này xuất phát từ trước thời nhà Tống (960 – 1279) và được lưu truyền tới thời điểm này.
Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ để đón chào một cái Tết ấm áp, năm mới an lành.
Chuẩn bị món cá hấp cho bữa cơm đầu năm
Một số gia đình sẽ chuẩn bị món cá hấp cho bữa ăn đầu năm mới. Trong tiếng Trung Quốc, chữ cá có cùng cách phát âm như “thặng dư” hoặc “thêm”. Vì vậy, người Trung Quốc quan niệm, ăn cá sẽ giúp năm mới có của cải dư thừa.
Xem chương trình chào xuân
Năm 1983, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng Gala mừng năm mới lần đầu tiên. Đến thời điểm hiện tại, đây là một trong những chương trình được xem nhiều nhất vào dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc.
Gala gồm các màn biểu diễn hát, múa, trò chuyện với người nổi tiếng và các vở hài kịch… tất cả để khán giả cảm thấy hạnh phúc trong đêm giao thừa. Chương trình này đón nhận lượng khán giả đông đảo hơn bất kỳ chương trình giải trí nào trên thế giới.
Món ăn truyền thống – sủi cảo
Giống như món bánh chưng, bánh tét tại Việt Nam; người Trung Quốc có truyền thống ăn sủi cảo vào dịp đầu năm mới. Điều này mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ qua, chào mùa xuân mới. Nhân sủi cảo làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Đôi khi, người ta sẽ bỏ một đồng tiền xu vào chiếc bánh ngẫu nhiên. Ai lấy trúng chiếc bánh có tiền xu thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Chúc Tết
Những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc sẽ đến chơi nhà bạn bè và người thân, thậm chí cùng nhau dùng bữa cơm thân mật. Họ cũng gửi cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, an lành và nhiều điều tốt đẹp. Trẻ em thì chúc ngoan ngoãn, vui tươi, thông minh. Người già thì cầu chúc năm mới thật nhiều sức khỏe, bách niên giai lão…
Lì xì màu đỏ
Đối với người Trung Hoa, màu đỏ luôn là màu sắc của sự may mắn . Bởi vậy, vào dịp Tết, người lớn sẽ tặng trẻ nhỏ tiền may mắn trong phong bao màu đỏ. Đây còn được gọi là “tiền mừng tuổi”. Ý nghĩa của phong tục này là mong muốn người nhận quà sẽ có nhiều sức khỏe. Cũng như niềm hạnh phúc trong năm tới. Ngày nay, một số thanh niên cũng tặng tiền may mắn cho người già trong gia đình thay lời chúc sức khỏe và bình an.
Đốt pháo vào đầu năm mới
Đốt pháo đầu năm chính là một phong tục Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc để tạo nên bầu không khí rộn ràng những ngày đầu năm. Đầu tiên sẽ đốt một dây pháo nhỏ rồi tiếp theo là đốt 3 tiếng pháo lớn hơn tượng trưng cho việc năm cũ đã qua và chào đón năm mới đang tới. Tuy nhiên thì việc đốt pháo đã bị cấm ở những thành phố lớn của đất nước. Và chỉ còn xuất hiện tại một số vùng nông thôn hẻo lánh.
Ăn mặc trang trọng
Đây là thời điểm rất tốt để mặc quần áo truyền thống của Trung Quốc. Trang phục truyền thống của Trung Quốc (được làm từ lụa) có thể được mua tại Phố người Hoa. Gắn liền với niềm vui, hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng và an khang, quần áo màu đỏ sẽ đảm bảo rằng bạn đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của ngày Tết. Ngoài màu đỏ, màu vàng cũng là một màu được sử dụng rất nhiều trong dịp đón năm mới, hoặc họ có thể học cách kết hợp cả 2 màu này. Người Trung Quốc tránh ăn mặc quần áo có màu đen trong dịp Tết. Màu đen tượng trưng cho điềm xui rủi, và thậm chí cái chết.
Trên đây là những nét đẹp truyền thống mà người Trung Quốc thực hiện vào các dịp Tết Nguyên Đán. Hãy cùng Món ngon thế giới đọc thêm nhiều bài viết khác để nắm được nhiều nền văn hóa ở các nước khác nữa nhé.
Nguồn: baoquocte.vn